null
Liên hiệp Hội Bạc Liêu tham dự chuỗi hội thảo của Dự án GEMMES Việt Nam 2022
Hoạt động Liên hiệp hội
Thứ tư, 19/01/2022, 15:09
Màu chữ
Cỡ chữ
Liên hiệp Hội Bạc Liêu tham dự chuỗi hội thảo của Dự án GEMMES Việt Nam 2022
Ngày 05/01; 12/01 và ngày 19/01 năm 2022, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (AFD) Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (số 298 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội)Dự án GEMMES Việt Nam 2022 tổ chức loạt hội thảo/hội thảo trực tuyến:
Ảnh: Chương trình thu hút sự quan tâm, tham gia trực tiếp của hàng nghìn bạn trẻ - TL
- Hội thảo 1 (ngày 5/01/2022): Đồng bằng sông Cửu Long trước những sức ép ngày càng tăng của khí hậu và hoạt động con người
Chủ trì: Giáo sưNguyễn Hiếu Trung [CTU] và Tiến sĩ Marie-Noelle woillez [AFD]. Trên cơ sở chương trình 7 báo cáo COP26
- Hội thảo 2 (ngày 12/01/2022): Những động thái xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chủ trì: Tiến sĩ Sepehr Eslami [Deltares] và Tiến sĩ Philipp Mindehoud [Wagenningen U.] Trên cơ sở chương trình 9 báo cáo COP26
- Hội thảo 3 (ngày 19/01/2022): Mô hình các chiến lược thích ứng động ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chủ trì: Giáo sư Alex Drogoul [IRD] và Tiến sĩ Trương Chí Quang [Đại học Cần Thơ] Trên cơ sở chương trình 10 báo cáo COP26
Ảnh: Đại biểu nghiên cứu theo dõi tài liệu Dự án GEMMES Việt Nam - TL
Tại điểm cầu Liên hiệp Hội Bạc Liêu, có ông Lâm Thành Đắc (Chủ tịch) và ông Nguyễn Xuân Khoa (Phó Chủ tịch) cùng theo dõi và tham dự.
Mục tiêu Hội thảo nhằm củng cố những đánh giá dự báo về các chiến lược chuyển tiếp tăng khả năng chống chịu và phục hồi với biến đổi khí hậu của Việt Nam tới năm 2050. Thời gian các hội thảo/hội thảo trực tuyến kéo dài 90phút.
Chương trình GEMMES (viết tắt của General Monetary and Multisectoral Macrodynamics for the Ecological Shift) được AFD khởi xướng với mục đích góp phần tạo thuận lợi cho những đối thoại chính sách công xoay quanh các vấn đề kinh tế vĩ mô gắn với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. Trên thế giới, AFD đã phối hợp chính quyền các nước, những tổ chức nghiên cứu triển khai thành công GEMMES tại: Brazil, Bờ Biển Ngà, Tunisia, Colombia... Tại châu Á, AFD đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên cho chương trình này.
GEMMES Việt Nam bao gồm 3 hoạt động chính. Cụ thể, nhóm nghiên cứu khoa học (trọng tâm của Chương trình) nghiên cứu độc lập nhằm cung cấp những dự báo về thiệt hại do khi hậu gây ra, đồng thời khuyến nghi tham vấn chính sách về các phương án thích ứng. Tiếp đó, nhóm quản lý bao gồm Bộ Tài nguyên và môi trường với tư cách là Cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia về BĐKH, AFD, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, có nhiệm vụ là cầu nối giữa các Bộ, ngành có liên quan đến vấn đề khi hậu nhằm cung cấp những dự báo về khuyến nghị cho các cơ quan. Cuối cùng là nhóm tuyên truyền công chúng, bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cộng đồng Pháp - Việt, có nhiệm vụ phổ biến tác động của BĐKH cũng như những chiến lược nhằm tăng cường kha năng chống chịu và phục hồi. Bên cạnh đó, nhóm này cũng hỗ trợ cho các hoạt động dự báo của các nhà nghiên cứu và các cơ quan hoạch định chính sách thông qua tiếp cận với các tổ chức xã hội.
Trong thời gian tới, Dự án GEMMES sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi hội thảo:
Hội thảo 4 (ngày 26/01/2022): Quản trị các nguồn tài nguyên liên quốc gia của sông Mêkông trong giai đoạn thay đổi
Chủ trì: Tiến sĩAnoulak Kittikhoun [MRC] và Tiến sĩ Huỳnh Thị Phương Linh [IRD] Trên cơ sở chương trình 8 báo cáo COP26
Hội thảo 5 (ngày 09/3/2022): Cập nhật các kịch bản khí hậu cho Việt Nam
Chủ trì: Giáo sưNgô Đức Thành [USTH] và Tiến sĩ Trần Anh Quân [HUMG] Trên cơ sở chương 1 báo cáo COP26
Hội thảo 6 (ngày 16/3/2022): Tỷ lệ tử vong và bệnh truyền nhiễm
Chủ trì: Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng [INRAE] và Giáo sưNguyễn Việt Cường [HNU] Trên cơ sở chương 3 báo cáo COP26
Hội thảo 7 (ngày 23/3/2022): Cung và cầu về năng lượng
Chủ trì: Giáo sư Lê Văn Chơn [HCMCNU] và Tiến sĩ Nguyễn Minh Bảo [Viện Năng lượng] Trên cơ sở chương 5 báo cáo COP26
Hội thảo 8 (ngày 30/3/2022): Nông nghiệp và lúa gạo
Chủ trì: Giáo sư Lê Toàn Thủy [CNES] và Tiến sĩ Phạm Thị Hòa [CESBIO] Trên cơ sở chương 4 báo cáo COP26
Hội thảo 9 (ngày 6/4/2022): Năng suất lao động và thu nhập hộ gia đình
Chủ trì: Tiến sĩ Nguyễn Trường Toan [ANU] và Tiến sĩ Phạm Minh Thư [ILSSA] Trên cơ sở chương 6 báo cáo COP26
Hội thảo 10 (ngày 11/5/2022): Tài trợ các chiến lược thích ứng, đánh giá thích ứng
Chủ trì: Tiến sĩ Vũ Cảnh Toàn [ISET] và Tiến sĩ Emmanuel Panner [IRD] Trên cơ sở chương 11 và 12 của báo cáo COP26
Hội thảo 11 (ngày 18/5/2022): Khí hậu và thích ứng ở Việt Nam, đóng góp từ lịch sử môi trường của Việt Nam
Chủ trì: Giáo sư Frederic Thomas [IRD] và Tiến sĩ Vũ Đức Liêm [HNUE] Trên cơ sở chương 2 của báo cáo COP26 và hội thảo về môi trường của Việt Nam
Hội thảo 12 (ngày 25/5/2022): Mô hình kinh tế lượng về lưu chuyển hàng hóa đa ngành cho Việt Nam
Chủ trì: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà [Univesite de Rouen} và Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hoài [CIEM] Trên cơ sở chương 13 của báo cáo COP26
Hội thảo 13 (ngày 01/6/2022): Tác động của biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng tích hợp cho Việt Nam
Chủ trì: Tiến sĩ Etienne Espagne [AFD] và Giáo sư Michel Simion [INRAE] Trên cơ sở chương 13 và Phần 2 của báo cáo COP26