null
Tấm gương “Học, học nữa, học mãi” học suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học tập TT HCM
Thứ sáu, 18/09/2015, 22:15
Màu chữ
Cỡ chữ
Tấm gương “Học, học nữa, học mãi” học suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc và cách mạng Việt nam; là danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc.
Đạt được đỉnh cao như vậy do Người có một kiến thức uyên thâm trên nhiều phương diên. Người là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chiến lược thiên tài, nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc và tấm gương sáng ngời về đạo đức…Người đem kiến thức và ý chí của mình làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta.
Ảnh: T.L
Năm 1908 – 1909 Người rời ghế trương Quốc học Huế ( lúc này Người học lớp nhì ) sau dó vào Quy nhơn học lớp nhất. Không bao lâu sau đó Bác dạy học ở trường Dục thanh, Phan thiết (Bình thuận ) và ngày 5/6/1911 Người xuất ngoại, tìm đường cứu nước. Mãi đến năm 1923 Người mới học ở trường Đại học Phương Đông, năm 1934 học trường Đại học Quốc tế Lê-nin, năm 1937 Nghiên cứu sinh các vấn đề thuộc địa với luận án về “ Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á” ; Nhưng bác chỉ nhận mình tự học. Đúng như thế, trước khi trở thành sinh viên, nghiên cứu sinh Bác chỉ tự học. Có thể nói, thời gian học ở nhà trường của Bác rất ít, chủ yếu là Bác tự học.
Bác chỉ tự học nên trong lý lịch khai với Đảng Cộng sản Pháp 1920 và năm 1935 dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII người ghi vào lý lịch là : “Tự học” Trong bài nói chuyện tại hội nghị sinh viên Quốc tế họp ở Việt nam ngày 1/9/1961 Người tâm sự “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe radio lần đầu.” Nhưng chúng ta ai cũng biết, Bác có trình độ hiểu biết rộng lớn, uyên thâm, cả thế giới phải khâm phục. Nhà nghiên cứu người Nga Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Cách mạng Việt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” ( Uỷ ban KHXH Việt nam biên dịch và ấn hành 1990 ) “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời.” Đây là kết quả của việc học tập miệt mài, không mệt mỏi của Người. Tự học của Người đã thành phương châm cuộc sống. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ở Hà nội ( 9/12/1961) Hồ Chủ tịch nói “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau.”
Bác tự học ngoại ngữ ( thông thạo 12 ngoại ngữ và biết 12 ngoại ngữ khác ) nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biêt là văn hoá phương Đông và phương Tây. Đối với Hồ Chí Minh học tập có vai trò to lớn đối với người cán bộ cách mạng ; Người cho rằng “ Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ huật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập.”
Việc học là vấn đề vô cùng quan trong, nên Người đặc biệt quan tâm xây dựng nền giáo dục mói Việt nam, có như vậy mới kháng chiến thắng lợi, chủ nghĩa xã hội mới không ngừng từng bước khẳng định trên đất nước ta. Người dạy các nhà trường “Dù khó khăn đến mấy cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.” phải đào tạo con người xã hội chủ nghĩa thì mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội.
Theo Bác, học tập đạt kết quả phải xác định động cơ học tập trong sáng. Bán thân Người là tấm gương về vấn đề này. Người học tập không chỉ dừng lại để mở rộng vốn hiểu biết, nâng cao trình độ tri thức của bản thân, cũng không phải vì bằng cấp này hay băng cấp khác, mà quan trong hơn là để tìm ra con đường cứu dân, cứu nước, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người – đem lại độc lập cho Tổ quốc, nhân đân sống đời tự do, hạnh phúc.
Song học phải có tinh thần và thái độ đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao tấm gương học phải say mê, khiêm tốn, chân thành, không kiêu ngạo, không giấu dốt, phải thực sự cầu thị, kiên trì, học tập không bao giờ ngừng. Tháng 5/1966 trong buổi nói chuyện với các đồng chí đảng viên mới ở Hà nội, Người nói “Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho mình là già nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời.” Bác cho rằng “Không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi” và “Người nào tự cho là đã biết đủ rồi, thì người đó dốt nhất ” mỗi người phải khiêm tốn, chớ kiêu ngạo “ kiêu ngạo tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập.” Đức tính khiêm tốn giúp người ta không chủ quan với kiến thức đã có và không được thoả mãn với thành tích đạt được.
Bác cho rằng, trong tự học phải xác định đúng nội dung học tập “ học cái gì? ” vì nội dung tự học rất rộng lớn. Có xác định như vậy mới học nội dung nào thiết thực với nhu cầu công việc hoặc nhiệm vụ của mình. Nội dung đó có thể là lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, chính sách pháp luật, lịch sử, địa lý…Hồ Chủ tịch cho rằng, người cán bộ cách mạng phải coi trọng học lý luận, bởi lẽ “Không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng” Có lý luận mới tiếp thu quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng thấu đáo, mới vận dụng đường lối chủ trương của Đảng vào công việc thực tiễn thành công. Người luôn đặt ra yêu cầu “Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông.” Tự học phải có phương pháp khoa học và có kế hoạch chủ động, chứ không phải tuỳ tiện. Tự học phải tự nguyện, tự giác, tích cực, kiên trì với sự quyết tâm cao không gì ngăn cản được. Theo Người chỉ có con đường tự học mới là nguồn kiến thức dồi dào và khi kiến hức đó áp dụng vào thực tế hành động có kết quả thì kỹ năng con người không ngừng nâng cao và hoàn thiện. Phải tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để học. Từ bản thân tự học của Bác, Người nêu phương châm “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn.” Phải học ở mọi việc, mọi nơi. Học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ ; học tập trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại, học ở nhiều người, già cũng như trẻ... Học đến đâu phải ra sức luyện tập đến đó. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy. Trong buổi nói chuyên với sinh viên Đại học sư phạm Hà nội (20/10/1964) Bác khuyên sinh viên: Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau.
Thời đại ngày nay học tập ở nhà trường là điều cơ bản. Vì thầy giáo do Nhà nước đào tạo, nội dung chương trình được quản lý thống nhất, các điều kiện vật chất được Nhà nước đầu tư. Mặc dù vậy kiến thức ở nhà trường chỉ là những kiến thác cơ bản, không thể bao quát hết mọi vấn đề của cuộc sông, vả lại cuộc sống và khoa học kỹ thuật thế giới không ngừng phát triển, do đó chỉ dừng lại học thông qua nhà trường thì chưa đủ, nên phải học nữa, học mãi, học suốt đời.
Học tập và hoạt động cách mạng của Bác đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học và những nguyên lý lý luận quý báu. Chính điều đó giúp Đảng ta luôn luôn đề ra quan điểm, đường lối, chủ trương đúng đắn lãnh đạo cách mạng tiến lên phía trước. Riêng trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những bước tiến dài. Để đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước, Đảng ta chủ trương, bên cạnh việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo thì phải đẩy mạnh phong trào khuyến học, xây dựng ở xã hội nước ta một xã hội học tập, học tập suốt đời.
Ở Bạc liêu trong 14 năm qua Hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều nỗ lực đưa phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ. Các cấp uỷ Đảng và Chính quyền đẫ quan tâm lãnh đạo, chăm lo đối với việc học và khyến học một cách tích cực. Nhiều gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng hiếu học, đơn vị hiếu học xuất hiện. Quần chúng nhân dân nhận thức việc học là cần thiết nên đã tham gia học tập dưới nhiều hình thức phong phú, trong đó việc tự học được chú ý nhiều.
Tấm gương tự học của Bác mãi mãi soi đường cho nhân dân ta học tập để đủ sức xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phồn vinh và bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng và toàn vện lãnh thổ của Tổ quốc.
Lê Châu
Nguồn: Bản tin Trí thức Bạc Liêu số 27 – Quí III/2015